CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 750M3/NGÀY ĐÊM

TÓM TẮT:

1. Quy trình xử lý nước thải trung tâm thương mại

2. Đặc điểm nước thải trung tâm thương mại

3. Nguồn gốc phát sinh nước thải trung tâm thương mại

   3.1 Nước thải từ nhà vệ sinh

   3.2 Nước thải từ nhà bếp

4. Tác hại của nước thải từ trung tâm thương mại

   4.1 Tác hại đối với môi trường

   4.2 Tác hại đối với con người

5. Dựa vào đâu để xác định chi phí xử lý nước thải trung tâm thương mại?

6. Dịch vụ xử lý nước thải uy tín tại Vina Eco

   6.1 Các giải pháp xử lý nước của Vina Eco

   6.2 Ưu điểm của giải pháp xử lý nước thải của Vina Eco

Quy trình xử lý nước thải trung tâm thương mại kết hợp tuyến phố đi bộ

          Nước thải t nhà vệ sinh: xí tiểu từ bệ xí sẽ được dẫn về bể tự hoại, nhằm mục đích xử lý sơ bộ, sau đó mới dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

          Nước thải từ các hoạt động tắm gội, giặt giũ của công nhân, rửa sàn, vệ sinh máy móc, thiết bị sẽ được dẫn bằng đường ống riêng đến hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý.

          Nước thải từ khu vực nhà hàng trước khi vào hệ thống xử lý sẽ dẫn vào bể tách mỡ để xử lý sơ bộ - Bể tách mỡ được bố trí tại khu vực của nhà hàng, sau đó nước thải sẽ được dẫn về hố thu gom. Tại hố thu gom, nước thải được bơm lên thiết bị tách rác tinh bằng 2 con bơm chìm nước thải trước khi vào bể tách mỡ và bể điều hòa nhằm mục đích tách các chất rắn còn sót lại.

          Tiếp theo nước thải sẽ đi qua vào giai đoạn xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí kết hợp công nghệ màng lọc MBR Graphene, giúp cho nguồn nước đầu ra đạt chất lượng cao hơn các phương pháp xử lý thông thường.

          Nước sau khi xử lý sẽ được khử trùng và thải ra môi trường bên ngoài .

Đặc điểm nguồn nước thải 

        Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: Bị ô nhiễm nặng bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốtpho), các vi trùng gây bệnh (E.coli, Colifom).

         Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật, rau quả, giấy…và các chất hữu cơ động vật : Chất bài tiết của người và động vật, xác động vật,…

          Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (40-50%), huydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường, xenlulozo và các chất béo (5-10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải dao động trong khoảng 150 – 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

        Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: Cát, đất sét, các axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng,…Trong nước thải có nhiều dạng vi sinh vật: Vi khuẩn, virut, nấm, rong tảo, trứng giun sán,…Trong số các loại vi sinh vật đó có thể có cả vi trùng gây bệnh, ví dụ: lỵ, thương hàn,… có khả năng gây thành dịch bệnh. 

Nguồn gốc nước thải

          - Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động tắm gội, vệ sinh cá nhân, nước thải xí tiểu của công nhân hằng ngày. Ngoài các chất hữu cơ dễ phân hủy từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, nó còn chứa hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, các loại hóa chất tẩy rửa, trong đó chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. 

          - Nước thải từ nhà bếp nấu ăn chứa các chất dầu mỡ từ các quán ăn, từ việc nấu nướng, gia vị, thức ăn thừa, nước rửa dụng cụ vệ sinh nhà bếp,..., của nhà hàng tạo ra một lượng lớn nước thải, loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khi thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Sự kết hợp của các loại nước thải này khiến cho quá trình xử lý trở nên khó khăn hơn nếu như không có công nghệ xử lý hiệu quả.

Tác hại của nước thải

Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí

          - Nước thải sinh hoạt thải ra các nguồn tiếp nhận trước hết chúng làm thay đổi lưu lượng dòng chảy. Do lưu lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày tương đối cao khi thải vào nguồn làm tăng lưu lượng nguồn.

          - Thay đổi đặc tính của nguồn tiếp nhận. Các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao với thời gian dài làm thay đổi tính chất, thành phần nguồn tiếp nhận làm cho nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

          - Nước thải ngấm xuống đất đi vào các tầng nước ngầm gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh.

          - Cặn lắng chứa phần lớn các chất hữu cơ nên dễ bị oxy hóa làm oxy hòa tan trong nước giảm. Trong lớp cặn lắng phía dưới diễn ra quá trình lên men sinh ra các loại khí như: CH4, H2S, …Thoát ra, xâm nhập vào nước, không khí gây mùi, làm nổi váng bọt trên bề mặt. Cặn lắng còn làm thay đổi đáy song hồ, cản trở dòng chảy.

          - Nồng độ oxi hòa tan trong song hồ phía hạ lưu dòng chảy bị thay đổi do tiêu thụ oxy vào quá trình oxy hóa sinh hóa. Nó ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của hệ sinh thái trong hồ. Các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải như: Nitơ (N), phosphor (P), và các chất khoáng khác khi đi vào nước sẽ được phù du, thực vật nhất là tảo lam tiêu thụ tạo nên sinh khối trong quá trình quang hợp. Sự phát triển của tảo lam trong nguồn nước làm nước giàu dinh dưỡng gây cho nước có mùi  và độ màu tăng lên. Hiện tượng này gọi là hiện tượng nở hoa trên mặt nước.

Tác hại đến con người

           - Nước thải sinh hoạt là nguồn nước chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại, khi chúng không được xử lý thải vào môi trường sẽ là nguồn gây bệnh cho con người và động vật.

         - Làm thay đổi tính chất, đặc trưng nguồn tiếp nhận ảnh hưởng đến nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Hiện tượng phú dưỡng làm nông cạn ao hồ, hủy hoại sinh thái.

           - Ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm  là nguồn cung cấp nước sinh hoạt khu vực xung quanh.

         - Tạo nên váng dầu nổi trên bề mặt làm thay đổi màu nước nguồn tiếp nhận, ô nhiễm không khí, gây mất cảnh quan khu vực. Ngoài ra một số nguyên tố kim loại độc hại, chất độc hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người và sinh vật.

Dựa vào đâu để xác định chi phí xử lý nước thải trung tâm thương mại?

          Chi phí để xử lý nước còn phù thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm nguồn nước ô nhiễm, thành phần ô nhiễm, các tính chất hóa học, lý học của nguồn nước. Từ đó mới có cơ sở để lựa chọn phương án công nghệ để xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm đó đạt quy chuẩn xã thải theo quy định của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường .